Bệnh viện K chỉ ra 6 dấu hiệu của ung thư tiết niệu mà người bệnh thường gặp phải:
1. Đau rát khi đi tiểu
Đây là triệu chứng thường gặp khi mắc ung thư tiết niệu. Đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý khác mà người bệnh dễ bỏ qua.
Đi tiểu bị đau là cảm giác đau buốt và nóng rát trong khi quá trình tiểu (từ lúc bắt đầu đến lúc tiểu xong). Người bệnh sẽ có biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, tiểu không hết, đau rát khi tiểu, buồn tiểu liên tục, tiểu rất nhiều vào ban đêm có thể kèm triệu chứng nôn, tiểu không tự chủ.
2. Tiểu ra máu
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư tiết niệu. Nguyên nhân của triệu chứng này là do khối u ở đường tiết niệu bị viêm loét. Lượng máu có thể ra ít hay nhiều tùy thuộc vào tình trạng của vết loét.
3. Tiểu khó do bít tắc đường tiết niệu
Triệu chứng này cũng sẽ thường xuất hiện trong giai đoạn đầu phát bệnh khi khối u to hơn khiến bàng quang và ống dẫn nước tiểu bị chèn ép. Bàng quang bị kích thích thì nước tiểu sẽ rất khó lưu thông. Lúc này, người bệnh sẽ rất khó tiểu, tiểu đứt quãng hay thậm chí tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu và dẫn đến buồn tiểu nhưng tiểu không được.
4. Đau lưng, đau hông
Khi khối u đã xâm lấn gây bít tắc đường tiết niệu thì nước tiểu không thể nào ra ngoài được dẫn đến hiện tượng trào ngược từ bàng quang lên thận. Trường hợp này cực kì nguy hiểm, gây tổn thương thận, suy thận, hư thận của người bệnh.
5. Xuất tinh ra máu
Nam giới bị ung thư đường tiết niệu có thể xuất hiện máu trong tinh dịch. Số lượng máu trong tinh dịch nhiều hay ít tùy tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người.
Bệnh này thường xuất hiện ở nam giới cho nên ung thư đường tiết niệu có thể xuất hiện máu trong tinh dịch. Lượng máu trong tinh dịch nhiều hay ít tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người.
6. Đau rát khi đi đại tiện
Khi khối u trong đường tiết niệu phát triển to sẽ chèn ép lên trực tràng. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đi đại tiện, có thể gây táo bón hoặc chảy máu trực tràng khi đi đại tiện.
Đau rát khi đi đại tiện cũng có thể là dấu hiệu của ung thư tiết niệu đã đến giai đoạn nặng.
Ngoài những dấu hiệu nói trên, người mắc ung thư đường tiết niệu sẽ dễ gặp phải các tình trạng như ăn uống mất ngon miệng nên cân nặng sẽ giảm rõ rệt; nước tiểu sẫm màu; cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút do lo lắng về tình trạng bệnh của mình. Ở giai đoạn muộn, khi khối u xâm lấn những vị trí lân cận, người bệnh sẽ mắc thêm các triệu chứng như đau bên hông lưng, đau vùng xương mu, đau xương, đau đầu.
" alt=""/>6 dấu hiệu của ung thư tiết niệuNhiều người truyền miệng nhau nước hầm xương giàu collagen, dù vậy cần nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ điều này (Ảnh: Homes).
Theo Webmd, mặc dù nghiên cứu gần đây cho thấy nước hầm xương có thể không phải là nguồn cung cấp collagen đáng tin cậy, nhưng lựa chọn này cho đến nay vẫn được truyền miệng phổ biến nhất.
Nước hầm xương được làm bằng cách ninh xương động vật và mô liên kết trong một thời gian dài. Quá trình này giúp chiết xuất collagen từ xương và da. Các loài động vật phổ biến được sử dụng để làm nước hầm xương bao gồm gà, bò, gà tây và hươu (thịt nai).
Vì nước hầm xương được làm từ xương và mô liên kết nên nó chứa canxi, magie, phốt pho, collagen, glucosamine, chondroitin, axit amin và nhiều chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, mỗi loại nước hầm xương đều khác nhau do chất lượng của xương được sử dụng cùng với các nguyên liệu khác.
Cá còn da
Chúng ta nên ăn da cá để bổ sung collagen (Ảnh: Medicalnewstoday).
Cá là một nguồn collagen tuyệt vời từ thực phẩm, miễn là bạn để nguyên da. Đó là bởi vì phần lớn collagen trong cá được lưu trữ ở da. Các lợi ích khác của cá bao gồm axit béo omega-3 và vitamin D.
Thịt gà
Có một lý do tại sao nhiều chất bổ sung collagen có nguồn gốc từ thịt gà. Món thịt trắng yêu thích của mọi người chứa nhiều chất này.
Thịt gà cũng là nguồn bổ sung collagen tuyệt vời (Ảnh:TimesIndia).
Nếu bạn từng cắt cả một con gà, có lẽ bạn đã nhận thấy thịt gia cầm chứa nhiều mô liên kết. Những mô này làm cho thịt gà trở thành một nguồn collagen dồi dào trong chế độ ăn uống.
Một số nghiên cứu đã sử dụng cổ và sụn gà như một nguồn cung cấp collagen để điều trị viêm khớp. Đặc biệt, chân gà - mặc dù không phải là thực phẩm phổ biến ở một số nơi trên thế giới - nhưng lại là một nguồn cung cấp collagen dồi dào.
Với người ăn chay, hãy cân nhắc ăn thực phẩm giàu vitamin C. Ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này sẽ khuyến khích cơ thể tạo ra collagen và giúp bạn khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm các loại trái cây như đu đủ hoặc cam quýt và các loại rau như rau lá xanh, súp lơ.
Da một người bệnh bị nổi mề đay (Ảnh: BV).
Đi khám vì nổi mụn nước, da tróc vảy, ngứa tay, vùng kín và nhiều vị trí khác, anh Q. (28 tuổi, ngụ TPHCM) bất ngờ khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình bị đồng mắc ghẻ và nấm da.
Anh cho biết, các triệu chứng xuất hiện từ tuần trước. Nghĩ bị côn trùng đốt thông thường, chàng trai không đi khám cho tới khi ngứa ngáy nặng nề, đêm xuống không ngủ nổi. Sau khi phát hiện bệnh, vợ cùng hai con của anh Q. cũng được làm xét nghiệm, ghi nhận có nhiều ghẻ trên mẫu bệnh phẩm.
Một trường hợp khác là ông D. (47 tuổi) đi khám khi chân nổi nhiều vệt ngoằn ngòeo màu đỏ nâu sậm. Khoảng một tháng trước, gia đình ông có kỳ nghỉ hè dài ngày ở vùng biển, thường xuyên tiếp xúc với cát. Về nhà, người đàn ông ngứa chân nhiều rồi xuất hiện triệu chứng nêu trên.
Qua thăm khám, bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh nhiễm ấu trùng di chuyển, phải uống thuốc diệt ký sinh trùng cùng thuốc giảm ngứa trong 2 tuần.
Mẫu bệnh phẩm của một người bệnh ghi nhận ký sinh trùng dưới kính hiển vi (Ảnh: BV).
Ẩn họa vì sở thích ôm, hôn chó mèo
Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, Trưởng chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, một đơn vị y tế ở TPHCM cho biết, mỗi tháng, nơi bà làm việc ghi nhận khoảng 200 trường hợp nhiễm ký sinh trùng các loại ở cả trẻ em và người lớn đến khám và điều trị.
Theo bác sĩ Bích, có một số loại ký sinh trùng gây bệnh chính ở người, gồm vi nấm, sinh vật đơn bào, giun sán và ngoại ký sinh (bọ chó, chấy, rận, ghẻ, mạt…). Ai cũng có thể nhiễm ký sinh trùng và nhiễm nhiều loại, nhiều lần, dễ tái nhiễm nếu sống trong vùng dịch tễ có bệnh lưu hành.
Những yếu tố khác khiến nhiều người nhiễm bệnh về ký sinh trùng là sống trong môi trường thiếu vệ sinh, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân. Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất, nước như làm nông, nuôi trồng thủy hải sản, công nhân vệ sinh môi trường… có tỷ lệ nhiễm giun sán cao hơn.
Các loại ký sinh trùng đơn bào và giun sán thường có trên rau củ quả, động vật như bò, heo, cá, cua, lươn, ếch, chim, rắn. Người có thói quen ăn rau sống, thịt sống, thịt tái, tiết canh, nem chua, thịt muối… có khả năng nhiễm bệnh cao.
Ấu trùng giun móc di chuyển trên lưng một người bệnh (Ảnh: BV).
Đáng chú ý, sở thích nuôi, ôm hôn, ngủ cùng chó, mèo nhưng không tẩy giun định kỳ cho vật nuôi, thả rông vật nuôi cũng khiến nhiều người nhiễm ký sinh trùng.
"Sau khi ký sinh trong cơ thể vật nuôi, giun sán đẻ trứng rồi phóng thích ra môi trường thông qua phân. Hậu môn của chó, mèo chứa nhiều trứng giun. Khi chúng liếm hậu môn sau đó liếm lên thân thể, vật dụng sinh hoạt đã phát tán trứng khắp mọi nơi.
Trứng giun bay trong không khí, bám vào thức ăn và xâm nhập vào cơ thể người", bác sĩ phân tích.
Tùy theo loại ký sinh trùng và vị trí ký sinh trong cơ thể người mà có những tác hại khác nhau, như gây viêm da, nổi mề đay, nhiễm trùng... Khi chui vào gan, mắt, não, tủy sống, ký sinh trùng gây ra các triệu chứng liên quan như giảm thị lực, mù, đau dây thần kinh, liệt, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên ăn chín, uống sôi; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trước và sau ăn hay tiếp xúc với đất, cát, nguồn nước bẩn, động vật; sau khi đi vệ sinh…
Mỗi người cũng nên chủ động tẩy giun định kỳ mỗi năm ít nhất hai lần, thu gom rác thải đúng nơi quy định, thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho chó mèo và tẩy giun định kỳ.
Ngoài ra, ký sinh trùng chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay, ngứa da. Do đó, người bệnh nên đi khám để xét nghiệm, tìm nguyên nhân chính xác và có phương án điều trị phù hợp.
" alt=""/>Hàng loạt ca nhiễm ký sinh trùng vào viện: Ẩn họa vì thích ôm, hôn chó mèo